ĐỐI TÁC KINH DOANH
Thông số kỹ thuật
LINH KIỆN | TÊN CHI TIẾT | THỜI GIAN BẢO HÀNH |
CPU | CPU AMD Ryzen Athlon 3000G(2C / 4T, 3,2 GHz, 4MB) - AM4 | 36 THÁNG |
MAINBOARD | Asrock A320M-HDV | 36 THÁNG |
RAM | Gskill 4G F4-2400C17S-4GNT | 60 THÁNG |
SSD |
KINGSPEC 120GB |
36 THÁNG |
NGUỒN | XIGMATEK POLIMA M12-600 | 36 THÁNG |
CASE | Segotep HALO 6 | 36 THÁNG |
MONITOR | 32" CONG HKC C320 Full HD 1800R like new | 3 THÁNG |
𝗜𝗖𝗘𝟭 𝗧𝗡𝗧 𝗔𝗠𝗗 𝟯𝟬𝟬𝟬𝗚 𝟰𝗖 𝟯.𝟵𝗚𝗛𝘇/ 𝗥𝗮𝗺 𝟰𝗚𝗕/ 𝗦𝗦𝗗 𝟭𝟮𝟴𝗚𝗕/ 𝗟𝗖𝗗 🖥️ 𝟯𝟮" 𝗖𝗢𝗡𝗚
=> Giá chỉ : 7.250.000đ - Tiết kiệm ngay 2 triệu đồng .
=>Chi tiết bộ :
✅➤Main Asrock A320M-HDV Socket AM4 (BH 36T)
✅➤CPU : Ryzen Athlon 3000G(2C / 4T, 3,2 GHz, 4MB) - AM4 (BH 36T)
✅➤Ram: Gskill 4G F4-2400C17S-4GNT16G Buss 2400 (BH36T)
✅➤SSD: SSD Ổ Tốc độ cao ADATA ASU800 128GB
✅Nguồn XIGMATEK POLIMA M12-600(BH36T)
✅Case Segotep HALO 6 Temper Glass RGB(BH36T)
🖥️MÀN HÌNH 32" CONG HKC 320A (LIKE NEW BH đổi mới 1 -1 3 tháng )
💰TRỌN BỘ Chỉ : 7.250.000đ
⏱️ Bảo Hành : 36 Tháng Chính hãng
🎁TĂNG NGAY THÙNG CASE LED + KIT 3FAN LED RGB ĐẲNG CẤP
🎁TĂNG NGAY Bộ phím + Chuột led RGB Đẳng cấp chống nước
Hiệu năng : Game LOL, DOTA, PUBG mobile, CSGO.../ PHOTO, Render VideoHD, / Phim 4K...
==========
Phải nói rằng cái giá của Athlon 3000G là sốc, sốc thật sự, sốc đến mức làm mờ nhạt luôn dòng Athlon 200 Series làm mưa làm gió năm ngoái. Vào một ngày đẹp trời 2018, AMD bất ngờ hồi sinh thương hiệu Athlon lừng danh với bộ 3 Athlon 200GE/220GE/240GE để đối đầu với Pentium Gold. Con át chủ bài của AMD Athlon chính là bộ xử lý đồ hoạ Vega 3 “không phế như UHD 610”, cho phép sinh viên/học sinh và giới văn phòng sống trong giấc mơ “game thủ không card màn hình”.
Athlon 3000G là APU (tên gọi yêu thương của AMD với CPU có nhân GPU tích hợp) kết hợp giữa CPU 2 nhân 4 xung nhịp 3.5 GHz hỗ trợ ép xung và bộ xử lý Vega 3 xung nhịp 1100 Mhz (cao hơn 100 MHz so với năm ngoái), . Bên phía đội xanh thì Pentium Gold G5400/5500 đã từ lâu không còn là đối thủ của Athlon, ngay cả khi G5400 thời gian vừa qua vốn cũng đã giảm xuống chỉ còn 1,5 triệu đồng.
Benchmark hiệu năng và ép xung
Dàn thử nghiệm của mình kết hợp Athlon 3000G với bo mạch chủ MSI B350I Pro AC và 2 x 8 GB RAM chạy dual-channel. Ở mức xung m định 3,5 GHz, chúng ta có kết quả một số bài benchmark cơ bản như sau:
PCMark 10
Với PCMark 10 bạn có thể thấy rằng hệ thống của mình đạt 3229 điểm, mạnh hơn khá nhiều so với một dàn PC văn phòng tiêu chuẩn 2016 nhưng dĩ nhiên là chưa thể sánh được với những dàn máy chuyên chơi game. Đối với những tác vụ như Office, gõ văn bản, lướt web, chech mail cơ bản thì vô tư.
3Dmark
Chuyển qua phần mềm kiểm tra sức mạnh PC Gaming quen thuộc 3Dmark thì Althon 3000G đạt điểm số khá khiêm tốn là 493, trong đó GPU Vega 3 đạt 435 điểm còn CPU đạt 2070 điểm. Để so sánh thì với cùng cấu hình, Athlon 220GE đạt điểm tổng 443 (GPU 390, CPU 1970) và Athlon 240GE cũng 443 (GPU 390, CPU 2015). Vẫn sử dụng Vega 3 nhưng việc tăng xung nhịp từ 1000 Mhz lên 1100 MHz giúp Athlon 3 chơi game mượt hơn.
Dota 2 – Low Setting – FullHD – trung bình 60 fps
Sức mạnh của Athlon 3000G khi chuyển đổi sang game cho bạn trải nghiệm khá mượt Dota 2 ở độ phân giải FullHD, thiết lập đồ hoạ LOW. Mức khung hình trung bình hơn 60 fps với những cảnh combat tổng không bao giờ xuống dưới 50 fps. Nhìn chung mức này đủ để bạn thể hiện tài năng mà không bị “bóp” do chính chiếc máy yêu quý của mình. Dota 2 mà còn cân được thì Liên Minh Huyền Thoại vô tư. Với mức TDP vỏn vẹn 35 W, Athlon 3000G hoạt động cực kỳ mát mẻ với nhiệt độ CPU/GPU dưới 65 độ với tản nhiệt kèm theo.
Shadows of The Tomb Raiders – Low Setting – 720p – Trung bình 22 fps
Thử qua game AAA như Shadows of The Tomb Raider thì không có gì bất ngờ khi Athlon 3000G tỏ ra hụt hơi với chỉ 22 fps ở mức thiết lập đồ hoạ thấp nhất. Nói thế chứ vậy cũng là khá rồi, Intel UHD sợ không vào được luôn chứ nói đến chuyện chạy benchmark.
Như mình đã chia sẻ ở trên thì một trong những điểm thú vị của AMD Athlon 3000G là hỗ trợ ép xung thông qua việc mở khoá hệ số nhân, giúp bạn đạt hiệu năng cao hơn so với mặc định của hãng. Trên thực tế thì ngay cả khi không có nhiều kiến thức về ép xung, chưa cần vọc vạch những thông số nâng cao như V-Core thì vào trong BIOS đẩy nhẹ hệ số nhân từ 35 (mặc định) lên 38 là đạt được mức xung 3,8 Ghz nhẹ nhàng. Cái này thì tuỳ theo CPU, mình thấy một số bên không cần điều chỉnh V-Core vẫn có thể lên được 4 GHz. Với xung nhịp 3,8 GHz, benchmark lại thì kết quả như sau:
Bạn có thể thấy là điểm số benchmark cho thấy hiệu năng của CPU được cải thiện khá ngon lành, hứa hẹn sẽ giúp các tác vụ hằng ngày trở nên mượt hơn. Bên cạnh đó sau này bạn có ý định gắn thêm card rời (RX 570, RX 580 hay sắp tới là RX 5500) thì việc ép xung sẽ tránh hiện tượng thắt cổ chai CPU. Còn nếu vẫn sử dụng GPU tích hợp thì việc ép xung CPU cũng sẽ chẳng cải thiện thêm fps đâu, bởi đó là giới hạn của GPU Vega 3.